Giai đoạn đầu của phong trào Phong_trào_ngôn_ngữ_Bengal

Sau khi Ấn Độ phân ly vào năm 1947, những người nói tiếng Bengal tại Đông Bengal chiếm 44 triệu trong tổng dân số 69 triệu của Quốc gia tự trị Pakistan.[8] Tuy nhiên, các thể chế chính phủ, công vụ, và quân sự của Quốc gia tự trị Pakistan nằm dưới sự chi phối của các cá nhân đến từ phần phía tây của quốc gia.[9] Năm 1947, một nghị quyết quan trọng tại một hội nghị thượng đỉnh giáo dục quốc dân tại Karachi chủ trương Urdu là ngôn ngữ quốc gia duy nhất, và là ngôn ngữ độc nhất sử dụng trong truyền thông và trong trường học.[10][11] Các hoạt động phản đối và kháng nghị lập tức nổ ra, các sinh viên từ Dhaka tập hợp dưới sự lãnh đạo của Abul Kashem, thư ký của Tamaddun Majlish- một tổ chức văn hóa Hồi giáo Bengal. Cuộc tập hợp yêu cầu ngôn ngữ Bengal là một ngôn ngữ chính thức của Quốc gia tự trị Pakistan và là một ngôn ngữ giảng dạy tại Đông Bengal.[12] Tuy nhiên, Uỷ ban Công cụ Pakistan loại bỏ ngôn ngữ Bengal khỏi danh sách các đối tượng được phê duyệt, cũng như khỏi ghi chú trên tiền tệ và tem. Bộ trưởng giáo dục Fazlur Rahman tiến hành chuẩn bị quy mô lớn để Urdu là ngôn ngữ quốc gia duy nhất của Quốc gia tự trị Pakistan.[13] Phẫn nộ lan rộng trong quần chúng, và một lượng lớn sinh viên Bengal tụ tập tại Đại học Dhaka vào ngày 8 tháng 12 năm 1947 để chính thức yêu cầu rằng ngôn ngữ Bengal là một ngôn ngữ chính thức. Để xúc tiến hoạt động của mình, các sinh viên Bengal tổ chức diễu hành và tập hợp tại Dhaka.[8][dead link]

Các học giả Bengal hàng đầu tranh luận rằng tại sao Urdu không nên là ngôn ngữ chính thức duy nhất. Nhà ngôn ngữ học Muhammad Shahidullah chỉ ra rằng Urdu không phải là ngôn ngữ bản địa trong bất kỳ khu vực nào tại Pakistan, và nói rằng, "Nếu chúng tôi phải chọn một ngôn ngữ quốc gia thứ hai, chúng tôi sẽ xem xét Urdu."[14] Nhà văn Abul Mansur Ahmed nói rằng nếu Urdu trở thành ngôn ngữ quốc gia, xã hội có giáo dục của Đông Bengal sẽ trở nên 'thất học' và 'không đủ tư cách' cho các vị trí trong chính phủ.[15] Rastrabhasa Sangram Parishad (Ủy ban Hành động ngôn ngữ quốc gia) là một tổ chức tán thành ngôn ngữ Bengal là một ngôn ngữ chính thức, được thành lập vào cuối tháng 12 năm 1947, Giáo sư Nurul Huq Bhuiyan của Tamaddun Majlish triệu tập ủy ban.[8][16] Sau đó, thành viên Hội đồng Shamsul Huq triệu tập một ủy ban mới nhằm thúc đẩy để ngôn ngữ Bengal trở thành quốc ngữ. Thành viên Quốc hội Dhirendranath Datta đệ trình luật lên Quốc hội Lập hiến Pakistan nhằm cho phép các thành viên nói tiếng Bengal và cho phép sử dụng ngôn ngữ này cho các mục đích chính thức.[8] Đề xuất của Datta nhận được sự ủng hộ của các nhà lập pháp Prem Hari Burman, Bhupendra Kumar Datta và Sris Chandra Chattaopadhyaya của Đông Bengal, cũng như nhân dân từ khu vực.[8] Thủ tướng Liaquat Ali Khan và Liên minh Hồi giáo lên án đề xuất này là một nỗ lực nhằm chia rẽ nhân dân Pakistan, do đó dự luật thất bại.[8][17]

Kích động năm 1948

Muhammad Ali Jinnah vào ngày 21 tháng 3 năm 1948 nói trước một cuộc tụ tập công cộng rằng Quốc ngữ của Pakistan sẽ là Urdu và không có ngôn ngữ nào khác.[18]

Các sinh viên của Đại học Dhaka và các học hiệu khác trong thành phổ tổ chức tổng bãi khóa vào ngày 11 tháng 3 năm 1948 nhằm kháng nghị việc bỏ ngôn ngữ Bengal khỏi sử dụng chính thức, gồm cả tiền tệ, tem và kiểm tra tuyển dụng hải quân. Phong trào tái tuyên bố yêu cầu rằng ngôn ngữ Bengal được tuyên bố là một quốc ngữ của Quốc gia tự trị Pakistan. Các nhà lãnh đạo chính trị như Shamsul Huq, Shawkat Ali, Kazi Golam Mahboob, Oli Ahad, Abdul Wahed và những người khác bị bắt giữ trong các cuộc tập hợp. Lãnh đạo của cuộc tập hợp là Mohammad Toaha phải nhập viện sau nỗ lực chộp một khẩu súng từ một cảnh sát viên. Các lãnh đạo sinh viên, như Abdul Matin và Abdul Malek Ukil tham dự diễu hành.

Vào chiều ngày 11 tháng 3, một cuộc hội ngộ được tổ chức nhằm kháng nghị cảnh sát tàn bạo và các vụ bắt giữ. Một nhóm sinh viên tuần hành hướng đến nhà của tỉnh trưởng Khawaja Nazimuddin bị ngăn lại trước Tòa cao đẳng Dhaka. Đám tuần hành chuyển hướng và rời đến hướng tòa nhà văn phòng tỉnh trưởng. Cảnh sát tấn công đám tuần hành, làm bị thương một số sinh viên và nhân vật lãnh đạo, trong đó có A. K. Fazlul Huq.[19] Bãi khóa tiếp tục trong bốn ngày sau. Trước tình thế này, tỉnh trưởng Nazimuddin ký một thỏa thuận với các lãnh đạo sinh viên về việc chấp thuận một số điều khoản và điều kiện, song không đồng ý với yêu cầu ngôn ngữ Bengal trở thành một quốc ngữ.[8]

Tại đỉnh điểm của bất ổn dân tự, Toàn quyền Pakistan Muhammad Ali Jinnah đến Dhaka vào ngày 19 tháng 3 năm 1948. Vào ngày 21 tháng 3, trong một cuộc tiếp dân tại sân đua ngựa, ông tuyên bố rằng vấn đề ngôn ngữ là mưu đồ của một "thế lực thứ năm" nhằm chia rẽ người Hồi giáo Pakistan.[20][21][22][23][24] Jinnah còn tuyên bố rằng "Urdu, và duy có Urdu" biểu hiện tinh thần của các dân tộc Hồi giáo và sẽ duy trì là quốc ngữ,[8][22][25][26] liệt những người bất đồng với quan điểm của ông là "những kẻ thù của Pakistan". Jinnah có phát biểu tương tự tại Curzon Hall trong Đại học Dhaka vào ngày 24 tháng 3.[9] Trong cả hai cuộc tụ họp, Jinnah bị các khán giả ngắt lời nhiều đoạn. Ông sau đó kêu gọi một cuộc hội của một ủy ban hành động quốc ngữ, và bác bỏ giao ước mà Khawaja Nazimuddin ký với các nhà lãnh đạo sinh viên.[19] Trước khi Jinnah rời Dhaka vào ngày 28 tháng 3, ông tiến hành phát biểu trên đài phát thanh tái khẳng định chính sách "chỉ có Urdu".[27]

Vào ngày 27 tháng 11 năm 1948, Ghulam Azam đại diện cho Liên minh sinh viên Đại học Dhaka trao một bị vong lục cho Thủ tướng Pakistan Liakat Ali Khan tại Đại học Dhaka yêu cầu rằng ngôn ngữ Bangla trở thành quốc ngữ của Pakistan.[28] Đương thời, Ghulam Azam giữ chức vụ Tổng bí thư của Liên minh.[28]

Ngay sau đó, Ủy ban Ngôn ngữ Đông Bengal dưới sự lãnh đạo của Maulana Akram Khan được chính phủ Đông Bengal thành lập nhằm chuẩn bị một báo cáo về vấn đề ngôn ngữ.[29] Ủy ban hoàn thành báo cáo của mình vào ngày 6 tháng 12 năm 1950, song nó không được công bố cho đến năm 1958. Chính phủ đề xuất ngôn ngữ Bengal được viết bằng chữ cái Ả Rập là một giải pháp tiềm năng cho xung đột về ngôn ngữ.[30]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong_trào_ngôn_ngữ_Bengal http://banglapedia.search.com.bd/HT/B_0134.htm http://banglapedia.search.com.bd/HT/N_0081.htm http://www.pmo.gov.bd/21february/imld_back.htm http://www.discoverybangladesh.com/history.html http://books.google.com/?id=h8PNEOZRRt8C&printsec=... http://www.mukto-mona.com/new_site/mukto-mona/Arti... http://www.mukto-mona.com/new_site/mukto-mona/beng... http://www.telegraphindia.com/1080520/jsp/jharkhan... http://www.therepublicofrumi.com/chronicle/1954.ht... http://www.virtualbangladesh.com/history/ekushe.ht...